Thuốc Keppra 500mg mua ở đâu Thuốc Levetiracetam 500mg
1. Thuốc Levetiracetam Keppra 500mg là gì?
Thuốc levetiracetam (Keppra) thuộc nhóm thuốc chống động kinh.
Các dạng bào chế của thuốc levetiracetam (Keppra):
- Viên nén 250 mg, 500 mg, 750 mg và 1000 mg
- Dung dịch uống
- Dung dịch tiêm

2. Thuốc levetiracetam (Keppra) được sử dụng trong trường hợp nào?
Levetiracetam (Keppra) được sử dụng trong các trường hợp bệnh lý sau đây:
- Điều trị đơn độc trong điều trị các cơn động kinh khởi phát bán phần có hoặc không kèm theo cơn động kinh toàn thể thứ phát ở người lớn và thanh thiếu niên từ 16 tuổi trở lên mới được chẩn đoán.
- Điều trị kết hợp trong:
- Các cơn động kinh khởi phát cục bộ ở người lớn và trẻ em từ 4 tuổi trở lên bị bệnh động kinh;
- Các cơn giật cơ ở người lớn và thanh thiếu niên từ 12 tuổi bị bệnh giật cơ thiếu niên;
- Cơn co cứng co giật toàn thể tiên phát ở người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên bị động kinh toàn thể vô căn.
3. Cách dùng và liều dùng của thuốc levetiracetam (Thuốc Keppra 500mg)
3.1. Cách dùng:
- Có thể uống trong hay ngoài bữa ăn. Liều mỗi ngày được chia đều cho 2 lần dùng, vào buổi sáng và tối. Nên sử dụng ở các thời điểm cố định trong ngày để tránh quên thuốc.
- Trong trường hợp quên sử dụng thuốc, uống thuốc ngay càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, không uống thuốc khi đã gần đến thời điểm uống liều tiếp theo và tuyệt đối không uống 2 liều cùng một lúc.
- Dạng viên nén không thích hợp để sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi và không phù hợp cho điều trị ban đầu trên trẻ em cân nặng dưới 25 kg, bệnh nhân không nuốt được viên nén hoặc dùng liều dưới 250mg. Những trường hợp này, nên dùng levetiracetam dung dịch uống.
- Đo lượng dung dịch uống cẩn thận bằng ống tiêm được cung cấp. Không sử dụng muỗng, thìa để đong thuốc.
3.2. Liều lượng:
Tùy theo chỉ định và đối tượng bệnh nhân, liều dùng sẽ khác nhau. Vì vậy, trong mọi trường hợp bệnh nhân cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị.
3. Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc levetiracetam 500mg ( Thuốc Keppra) cho người bệnh suy gan, suy thận?
3.1. Bệnh nhân suy thận
Khoảng 95% thuốc được bài tiết qua nước tiểu. Do đó, liều hàng ngày của thuốc cần điều chỉnh dựa trên độ thanh thải creatinin ở các bệnh nhân suy thận mức độ vừa và nặng.
3.2. Bệnh nhân suy gan
Không cần chỉnh liều đối với bệnh nhân suy gan mức độ nhẹ đến trung bình. Đối với bệnh nhân suy gan nặng, liều dùng có thể giảm dựa trên đánh giá chức năng thận.
4. Trẻ em sử dụng thuốc levetiracetam (Keppra) như thế nào?
- Đối với trẻ em: Liều dùng được tính toán dựa theo tuổi, cân nặng.
- Trẻ dưới 4 tuổi: Chưa có đủ dữ liệu nghiên cứu về sử dụng levetiracetam cho trẻ dưới 4 tuổi.
5. Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng thuốc levetiracetam (Keppra) được không?
5.1. Phụ nữ có thai
Không nên sử dụng levetiracetam trong thời kỳ mang thai hay với phụ nữ có khả năng mang thai mà không dùng biện pháp tránh thai trừ khi thật cần thiết. Việc ngưng điều trị thuốc chống động kinh có thể dẫn đến đợt kịch phát của bệnh gây hại cho mẹ và thai nhi.
5.2. Phụ nữ cho con bú
Levetiracetam đưọc bài tiết qua sữa mẹ. Vì vậy, không nên cho con bú khi đang dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu cần điều trị với levetiracetam khi cho con bú, nên cân nhắc lợi ích/nguy cơ của việc điều trị.
6. Những đối tượng nào không nên sử dụng thuốc levetiracetam (Keppra)?
Bệnh nhân dị ứng với levetiracetam hoặc dẫn xuất khác của pyrrolidone (như piracetam) hoặc với bất kì thành phần nào khác của thuốc.
7. Các tác phụ trong quá trình dùng thuốc levetiracetam (Keppra)
- Rất thường gặp: viêm mũi họng, buồn ngủ, đau đầu;
- Thường gặp: chán ăn, trầm cảm, chống đối/gây hấn lo lắng, mất ngủ, bồn chồn/kích thích, co giật, rối loạn thăng bằng, choáng váng, ngủ lịm, run, chóng mặt, ho, đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn,phát ban, suy nhược, mệt mỏi.
- Không phổ biến: tăng cân, nỗ lực tử tự, ý định tử tự, rối loạn tâm thần, hành vi bất thường, ảo giác, giận dữ, trạng thái lo lắng, hoảng sợ, không ổn định về cảm xúc/thay đổi tâm trạng, lo âu, hay quên, suy giảm trí nhớ, mất điều hoà/điều phối vận động bất thường, dị cảm, rối loạn tập trung, song thị, nhìn mờ, rụng tóc, chàm, ngứa, yếu cơ, đau cơ, chân thương, xét nghiệm chức năng gan bất thường.
8. Những lưu ý gì đặc biệt khi dùng thuốc levetiracetam (Keppra)?
- Không được dùng rượu trong thời gian điều trị với levetiracetam
- Nếu ngưng dùng levetiracetam thì khuyến cáo nên giảm liều từ từ.
- Đã có báo cáo về việc tử tự, nỗ lực tử tự, có ý định hoặc hành vi tử tự ở bệnh nhân điều trị động kinh (kể cả levetiracetam)
- Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc: levetiracetam có ít tác động đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Do tính nhạy cảm của mỗi cá nhân khác nhau, một số bệnh nhân có thể buồn ngủ hoặc có biểu hiện phản ứng phụ khác liên quan đến hệ thần kinh trung ương, đặc biệt thời điểm bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều. Vì vậy, nên khuyên bệnh nhân không lái xe và vận hành máy móc cho đến khi xác nhận được rằng khả năng thực hiện các hoạt động này không bị ảnh hưởng.
9. Sử dụng thuốc levetiracetam (Keppra) cùng các thuốc khác được không ?
Các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của levetiracetam, bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, vitamin và các sản phẩm dược liệu. Cần báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc hiện tại đang sử dụng hoặc ngừng sử dụng gần đây.
10. Nếu dùng quá liều thuốc levetiracetam (Keppra) nên xử trí thế nào?
Triệu chứng, dấu hiệu quá liều:
Buồn ngủ, lo âu, suy giảm nhận thức, suy hô hấp và hôn mê
Xứ trí:
Nếu quá liều cấp thì có thể gây nôn. Chưa có thuốc gỉải độc đặc hiệu đối với levetiracetam. Xử trí quá liều chủ yếu điều trị triệu chứng và lọc máu.
Thuốc Keppra 500mg giá bao nhiêu
Mua thuốc Keppra ở đâu?
Thuốc Keppra giá bao nhiêu?
Thuốc Keppra bán ở đâu?
Mua thuốc Levetiracetam ở đâu?
Thuốc Levetiracetam mua ở đâu?
Thuốc Levetiracetam giá bao nhiêu?
Thuốc Levetiracetam bán ở đâu?
Mua thuốc Levetiracetam 500mg ở đâu?
Thuốc Levetiracetam 500mg mua ở đâu?
Thuốc Levetiracetam 500mg giá bao nhiêu?
Thuốc Levetiracetam 500mg bán ở đâu?
LH: 0981.680.685 để biết thêm chi tết
Các loại thuốc điều trị tiểu đường phổ biến hiện nay:
Thuốc NovoRapid Flexpen mua ở đâu?
Thuốc Lantus Solostar mua ở đâu?
XEM THÊM:
Kiều Mạnh Hà –
Có giao hàng tận nơi không Shop.
admin –
Có nhé bạn, bạn nhắn tin cho Hotline : 0981.680.685 tên và địa chỉ người nhận, sẽ có nhân viên giao hàng tận nơi và bạn kiểm tra rồi mới trả tiền nhé.